Nẻo Về của Ý – Thích Nhất Hạnh
Hãy tưởng tượng một con đường lên núi quanh theo hình trôn ốc, và người leo núi đi rất thảnh thơi, không có cảm tưởng mình đang leo núi, quên rằng mình đang leo núi. Đường có hoa thơm cỏ lạ. Đến đỉnh núi nhìn xuống mới biết mình đã leo tới đỉnh núi. Khi đi xuống cũng vậy, mình đi theo con đường trôn ốc xuống núi. Cấu trúc của “Nẻo về của Ý” cũng thế, không phải thật sự là một cấu trúc nhưng cũng là một thứ cấu trúc. Bốn mươi năm trước tác giả viết “Nẻo về của Ý” như thế, không hề có chút dụng công. Ngòi bút rong chơi nơi chốn núi đồi. Trong bốn mươi năm tại hải ngoại, tác giả có duyên viết được những cuốn sách được độc giả hâm mộ và xuất bản bằng hàng chực thứ tiếng, nhưng trong thời gian ấy, tác giả không hề nghĩ đến việc dịch “nẻo về của Ý”. Nhưng Mobi Warren, cô học trò đã học tiếng Việt với tác giả từ lúc 19 tuổi, đã đọc “nẻo về của Ý” bằng tiếng Việt và đã yêu thích nó.
Hãy tưởng tượng một con đường lên núi quanh theo hình trôn ốc, và người leo núi đi rất thảnh…